Ê buốt răng là gì và do đâu mà có?
Ê buốt răng là tình trạng răng nhạy cảm, triệu chứng tuy không gây nguy hiểm nhưng những cơn đau có thể làm ảnh hưởng đến dây thần kinh nằm trong răng. Tình trạng ê buốt răng hoàn toàn có thể được điều trị sớm và cải thiện nhanh chóng. Vậy ê buốt chân răng là bệnh gì? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ê buốt răng là do đâu?
Ê buốt răng là gì? Triệu chứng khi răng bị ê buốt?
Ê buốt răng hay còn được gọi là răng nhạy cảm là tình trạng răng miệng tương đối phổ biến thường xuất hiện ở nhiều người gây ra cảm giác khó chịu mỗi khi ăn đồ nóng, lạnh hoặc đồ quá cứng.Thông thường, một chiếc răng khỏe sẽ được bao bọc bởi lớp men răng cứng chắc bên ngoài. Nó có vai trò bảo vệ lớp ngà răng – nơi chứa hàng ngàn những ống ngà dẫn đến các dây thần kinh xung quanh răng, còn chân răng sẽ được nướu bao bọc và bảo vệ.Khi men răng bị bào mòn hoặc đã bị sứt mẻ, đường viền nướu bị tụt,… làm cho lớp ngà bị lộ ra ngoài. Lúc này, nếu phải tiếp xúc với các yếu tố nóng, lạnh, có tính acid qua thức ăn sẽ khiến cho dây thần kinh bị kích thích và gây ra hiện tượng bị ê buốt răng.
Nếu tình trạng ê buốt răng không được phát hiện sớm và có hướng điều trị phù hợp có thể khiến cảm giác ê buốt ngày càng trở nên trầm trọng dẫn đến tình trạng bị viêm tủy răng. Bên cạnh đó, những cơn ê buốt kéo dài cũng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, thường xuyên phải kiêng nhiều loại đồ ăn và có tâm lý ám ảnh về tình trạng ê buốt đang gặp phải.
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ê buốt răng
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng răng bị ê buốt nhưng chủ yếu sẽ chia thành 2 nguyên nhân chính sau đây:
Nguyên nhân sinh lý
Trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ê buốt răng có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sinh lý do các thói quen sau:
-
Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Một trong những nguyên nhân đầu tiên gây ra ê buốt răng chính là việc vệ sinh răng miệng sai cách khi thói quen đánh răng quá mạnh, sử dụng bàn chải lông cứng và đánh răng quá nhiều lần trên ngày có thể gây mòn răng, làm hại men răng. Từ đó, vi khuẩn có trong các loại thực phẩm sẽ có nguy cơ tấn công, gây hại tủy răng và khiến răng trở nên nhạy cảm và dễ bị ê buốt.
-
Lạm dụng nước súc miệng: Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị ê buốt răng phổ biến ở nhiều người. Bởi trong thành phần của một số loại nước súc miệng đều có tính acid cao, nếu người bệnh có lớp men răng yếu và mỏng, ngà răng bị lộ ra ngoài khi tiếp xúc với nước súc miệng sẽ khiến răng trở nên nhạy cảm và làm nghiêm trọng hơn.
-
Thường xuyên nghiến răng: Việc nghiến răng mỗi khi ngủ là thói quen xấu gây ra tình trạng ê buốt răng khiến răng có thể bị bào mòn.
-
Lạm dụng thực phẩm có tính acid: Nhóm những thực phẩm này thường tác động trực tiếp đến men răng và gây ra cảm giác ê buốt khó chịu. Trong đó phổ biến nhất là ngũ cốc, đường, sữa, soda,…
-
Ngoài ra, hiện tượng ê buốt răng cũng xuất phát từ việc lạm dụng một số những thủ thuật nha khoa như cạo vôi, làm láng chân răng, tẩy răng,… hoặc bị sai lỗi kỹ thuật trong quá trình phục hình răng. Tuy nhiên nếu răng bị ê buốt vì những lý do trên trong khoảng từ 2 – 3 tuần, người bệnh cần nên chủ động chăm sóc răng để giúp cải thiện được tình trạng răng miệng
-
Nguyên nhân bệnh lý
Bên cạnh những nguyên nhân gây ê buốt răng do thói quen sinh hoạt hàng ngày và thủ thuật nha khoa thì tình trạng này cũng có thể đang cảnh báo những bệnh lý khác. Điển hình như tình trạng sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, teo nướu,…. Tốt nhất là bạn cần đến ngay nha khoa để được các bác sĩ tư vấn cũng như chẩn đoán bệnh sớm nhất có thể.
Bị ê buốt răng cảnh báo bệnh gì?
Tuy tình trạng răng bị ê buốt chưa phải là vấn đề nha khoa nghiêm trọng nhưng trong số những trường hợp dưới đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý răng miệng, cụ thể như sau:
Teo rút nướu tự nhiên
Những người ở độ tuổi ngoài 40, nướu thường có dấu hiệu bị teo rút và để lộ ra phần chân răng. Đây là phần răng không được men răng bảo vệ nên thường khá nhạy cảm dễ bị ê buốt nếu tiếp xúc với những loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, đồ ăn khô cứng.Chính vì vậy, nếu tình trạng ê buốt răng xuất hiện và phần chân răng có khoảng trống bất thường cần phải đến ngay nha khoa để được sự tư vấn trám cổ chân răng. Việc sử dụng biện pháp này khi nướu bắt đầu bị teo, tụt giúp bảo vệ răng được lâu dài và tránh nguy cơ bị rụng răng
Mắc bệnh nướu răng
Những mảng bám cao răng tích tụ lâu ngày do việc vệ sinh răng miệng sau khi ăn không được kỹ lưỡng. Lâu dần sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển trong khoang miệng của người bệnh. Khi tình trạng bệnh ở mức độ nặng, có thể dẫn đến phá hủy ổ răng.Trong đó, người bệnh sẽ thường gặp phải tình trạng viêm nướu răng khi các mô mềm quanh ổ xương răng bị sưng đỏ, tạ mảng bám và gây chảy máu. Bệnh lý này tăng nguy cơ mắc những bệnh nha chu, tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng và thậm chí gây mất răng.
Viêm nha chu
Nếu vẫn chưa biết răng ê buốt là vì sao thì viêm nha chu cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Đây là bệnh lý mà khá nhiều người gặp phải đặc biệt là người già, người trung niên gây đe dọa nguy cơ bị mất răng cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.Nguyên nhân dẫn đến viêm nha chu chủ yếu là sự phát triển của vi khuẩn trong những mảng bám trên răng. Nếu người bệnh không thường xuyên răng miệng kỹ lưỡng sẽ tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ, sau đó khoáng hóa trở thành cao răng với lượng vi khuẩn lớn. Những vi khuẩn này không ngừng phát triển có thể gây ra tình trạng viêm lợi, phá hủy mô răng,… khiến bệnh nhân bị chảy máu chân răng, lợi sưng và dẫn đến hôi miệng.
Sâu răng
Sâu răng là một trong những tình trạng có thể dẫn đến ê buốt răng khi mang thai khi các mô cứng của răng bị tổn thương do sự phá hủy khoáng gây nên. Nguyên nhân chủ yếu của quá trình bào mòn, làm hỏng men răng này là do sự tấn công của vi khuẩn tồn tại ở những mảng bám.
-
Theo các nha sĩ cho biết, đây là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến nhất không chỉ ở trẻ em mà còn ở người lớn. Nếu tình trạng sâu răng không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng đến các lớp bên trong của răng gây ra nhiễm trùng nặng và có nguy cơ bị mất răng.
Nứt răng hoặc nứt do vết trám cũ
Các vết nứt do tổn thương răng kéo dài tới tận chân răng và gây ra cảm giác bị ê buốt mỗi khi ăn đồ nóng hoặc lạnh. Nếu nhận thấy bản thân đang có dấu hiệu này thì hãy đến ngay cơ sở nha khoa để được bác sĩ tư vấn cụ thể các điều trị phù hợp.Trong một số trường hợp, trước đó người bệnh thực hiện thủ thuật trám răng hoặc trám cổ chân răng thất bại, chưa đạt đủ tiêu chuẩn khiến răng bị nứt vết trám sau thời gian ngắn. Điều này cũng có thể gây ra tình trạng bị ê buốt gây khó chịu và khiến nhiều người bệnh lầm tưởng đây là bệnh lý về răng miệng.
Ê buốt răng gây ra ảnh hưởng gì?
Trên thực tế cho thấy, ê buốt răng là triệu chứng không phải là bệnh lý răng. Tùy theo mức độ nghiêm trọng mà tình trạng này xảy ra ít nhiều đều gây phiền toái đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nhất là không thể ăn những món ăn yêu thích và làm ảnh hưởng đến tâm lý.
Tuy nhiên, nếu ê buốt răng là triệu chứng của các bệnh lý răng miệng thì người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan bởi khi sâu răng, viêm nha chu, eo nướu, viêm nướu,… không được điều trị sớm có thể gây ra những ảnh hưởng sau:
-
Mất ngủ khiến cơ thể bị suy nhược: Những cơn đau răng gây ê buốt kéo dài khiến người bệnh cảm thấy bị mệt mỏi, kém ăn, gây mất ngủ đặc biệt là về đêm. Lâu dần, cơ thể sẽ cảm thấy bị uể oải, tinh thần giảm sút, kéo theo nhiều vấn đề về sức khỏe.
-
Mất tự tin khi giao tiếp: Nếu tình trạng ê buốt do các bệnh lý về răng gây nên có thể khiến hơi thở có mùi khó chịu, vùng nướu bị chảy máu, sưng đỏ,… những triệu chứng này khiến người bệnh cảm giác tự ti mỗi khi giao tiếp hàng ngày.
-
Tăng nguy cơ mất răng cao: Khi ê buốt răng do sâu răng, tụt nướu, viêm nướu hoặc do các bệnh lý khác gây nên có thể dẫn đến nguy cơ bị mất răng nếu không được điều trị sớm. Lúc này, người bệnh bắt buộc phải trồng răng giả, mất đi hàm răng tự nhiên.
Một số cách điều trị ê buốt răng hiệu quả
Sau khi tìm hiểu những nguyên nhân gây ra tình trạng ê buốt răng thì điều quan trọng nhất lúc này là tìm các phương pháp điều trị phù hợp. Tùy theo tình trạng bệnh mà có những cách điều trị khác nhau cụ thể như sau:
Điều trị ê buốt răng tại nhà
Để điều trị ê buốt răng tại nhà bằng phương pháp dân gian không khó nhưng chỉ được áp dụng với những người bị ê buốt răng nhẹ. Tuy nhiên cách điều trị này chỉ mang tính chất tạm thời có thể tham khảo ngay cách điều trị sau đây:
-
Súc miệng bằng nước muối: Mẹo điều trị tình trạng ê buốt được nhiều người áp dụng là súc miệng bằng nước muối hàng ngày. Trong muối có thành phần kháng khuẩn, kháng viêm và loại bỏ được tình trạng răng ê buốt hiệu quả. Bạn chỉ cần áp dụng việc súc miệng 2 – 3 lần/ngày và thực hiện khoảng 2 tuần sẽ thấy tình trạng thuyên giảm.
-
Sử dụng tỏi để giảm ê buốt: Tỏi không chỉ là nguyên liệu trong bữa ăn hàng ngày mà còn có thể điều trị các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm lợi, sâu răng, viêm nha chu,… đặc biệt là ê buốt răng. Bạn chỉ cần dùng một lát tỏi chà trực tiếp lên phần răng bị ê buốt. Thực hiện 3 lần/ngày sẽ giúp triệu chứng ê buốt giảm nhanh chóng.
-
Lá ổi: Trong thành phần của lá ổi có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm rất hiệu quả. Trong đó, tác dụng giảm ê buốt khi bạn nhai lá ổi trực tiếp sẽ thấy hiệu quả bất ngờ. Hoặc dùng nước ổi nấu cùng với muối trắng để súc miệng hàng ngày sẽ cải thiện được tình hình. Thực hiện súc miệng khoảng 3 – 4 lần/ngày sẽ có hiệu quả tối đa.
-
Dùng bột nghệ trị ê buốt: Tinh bột nghệ là thành phần có thể giảm đi những triệu chứng nhẹ khi bạn bị ê buốt răng. Bên cạnh sử dụng tinh bột nghệ để nấu ăn có thể dùng như một loại thuốc kháng viêm hiệu quả. Người bệnh chỉ cần sử dụng bột nghệ tươi xoa đều khắp cùng răng bị ê buốt. Ngoài ra, có thể sử dụng 1 muỗng cà phê bột nghệ, ½ thìa muối và ½ thìa mù tạt để tạo thành hỗn hợp bôi hàng ngày.
-
Điều trị bằng thuốc Tây y
Thực tế không có loại thuốc trị ê buốt răng nào điều trị được chứng bệnh này. Đa số các loại thuốc chỉ là gel chống ê buốt tạm thời. Tuy nhiên, vẫn có một số loại gel bôi tại chỗ gây kích ứng nhất định. Để đảm bảo an toàn bạn có thể xin ý kiến của nha khoa trước khi sử dụng.
-
Thuốc giảm ê buốt Vecni Flour: Trước khi bôi loại thuốc này, người bệnh cần phải vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ vùng nướu và để khô. Sử dụng cọ quét chuyên dụng dùng để quét trực tiếp lên bề mặt răng bị ê buốt. Trong thời gian bôi thuốc không được ăn uống, nên bôi vào buổi tối trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả cao.
-
Sensi Kin Gel chống ê buốt: Cho gel vào ngón tay rồi bôi trực tiếp lên bề mặt răng ê buốt. Nên sử dụng khoảng từ 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần bôi cách nhau 4 giờ. Người bệnh có thể ăn uống trở lại bình thường sau khi bôi gel khoảng 30 phút. Gel bôi chỉ phù hợp với trẻ em trên 12 tuổi và người lớn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau dưới sự chỉ định của nha sĩ khuyên dùng như sau:
-
Nhóm thuốc giảm đau như paracetamol, nhóm thuốc aspirin và một số loại thuốc kháng sinh như: amoxicillin, doxycycline, spiramycin, tetracyclin,…
-
Nhóm thuốc kháng sinh họ beta lactam và metronidazol thường có khả năng giảm đau nhức tạm thời và có thể tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh răng miệng.
-
Bên cạnh đó, có thể giảm ê buốt răng bằng cách bổ sung các loại vitamin A, C, B1, D3 và canxi. Các dưỡng chất này có khả năng hỗ trợ tái tạo men răng giúp răng luôn chắc khỏe.
Điều trị tại nha khoa
Trong trường hợp không thể áp dụng 2 cách điều trị trên, người bệnh cần phải đến ngay cơ sở nha khoa để được các bác sĩ thăm khám và điều trị dứt điểm tình trạng này bằng những biện pháp như sau:
-
Loại bỏ triệu chứng bệnh nướu răng: Các nha sĩ sẽ thực hiện cạo vôi răng, làm láng chân răng dưới đường nướu. Nếu bệnh nhân bị nướu răng cần phẫu thuật sau đó mới sử dụng thuốc kháng sinh chống viêm.
-
Điều trị tủy: Nếu tình trạng ê buốt răng do sâu răng gây ra, người bệnh sẽ cần được điều trị tủy trong khoảng từ 1 – 2 tuần. Sau đó, tủy nhân tạo sẽ được đưa vào thay thế phần tủy đã bị hỏng. Đối với trẻ em, việc điều trị tủy không được thực hiện trực tiếp bởi răng sữa của bé có liên quan đến nhiều dây thần kinh răng, việc loại bỏ tủy có thể gây ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn.
-
Trám chân răng: Thông thường, với trường hợp ê buốt răng nặng có thể bác sĩ sẽ chỉ định phải trám chân răng để không làm ảnh hưởng đến những răng khác xung quanh.
-
Nhổ răng: Đây là cách chữa ê buốt răng cuối cùng nếu tình trạng viêm nướu, sâu răng quá nặng và không thể phục hồi răng tự nhiên. Sau khi nhổ, nha sĩ sẽ khuyên người bệnh nên trồng răng giả hoặc lắp bọc chụp răng để bảo đảm tính thẩm mỹ cho răng.
-
-
Chữa ê buốt răng ở đâu an toàn?
Khi gặp phải tình trạng ê buốt răng khi chữa rõ nguyên nhân, người bệnh nên sớm tìm đến những cơ sở chuyên khoa để được thăm khám. Dưới đây là những bệnh viện lớn được nhiều người lựa chọn thăm khám như sau:
Khoa Răng – Bệnh viện 108
Đây là một trong những đơn vị chuyên tiếp nhận những bệnh nhân là bộ đội, đối tượng có sử dụng BHYT và nhân dân đang gặp phải một số tình trạng về răng miệng trong đó có triệu chứng ê buốt răng. Bệnh viện sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao trong việc điều trị bệnh về răng và phục hình thẩm mỹ. Bên cạnh đó, bệnh viện còn áp dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến, công nghệ chẩn đoán hiện đại và mang lại hiệu quả điều trị tích cực cho bệnh nhân. Người bệnh có thể đến với bệnh viện 108 có địa chỉ tại số 1, đường Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Khám ê buốt răng ở đâu? – Bệnh viện 198
198 là bệnh viện hạng I đầu ngành trực thuộc của Bộ Công an. Đơn vị này chuyên tiếp nhận và điều trị cho những đối tượng có chính sách, Quân đội, Công an và nhân dân. Với việc tích cực đầu tư những trang thiết bị máy móc hiện đại, cơ sở vật chất được vô trùng sạch sẽ, bệnh viện đảm bảo đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhiều lượt bệnh nhân mỗi ngày. Người bệnh có nhu cầu khám và điều trị những bệnh lý về răng miệng có thể đến bệnh viện theo địa chỉ: số 9, đường Trần Bình, thuộc phường Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.
Bệnh viện Nhân dân 115
Một trong những địa chỉ khám ê buốt răng tiếp theo là bệnh viện Nhân dân 115. Đây là bệnh viện đa khoa hạng I trực thuộc Sở Y tế của TP.Hồ Chí Minh. Tại đây các bác sĩ được đào tạo với trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm tại chuyên khoa Răng hàm mặt.
Bên cạnh đó, bệnh viện còn trang bị đầy đủ những trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, phòng khám được vô trùng tuyệt đối để mọi người có thể yên tâm đến đây thăm khám và điều trị. Bệnh viện 115 đang đặt mục tiêu phát triển bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt hoàn chỉnh, mở rộng vệ tinh song song chuyển giao công nghệ tiên tiến vào điều trị mọi loại bệnh.Bạn có thể đến thăm khám tại địa chỉ số 527 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, TP.Hồ Chí Minh. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thông tin cụ thể về những phòng khám nha khoa uy tín để có thể điều trị những bệnh lý về răng miệng giúp cho việc cải thiện tình trạng này trở nên tốt hơn.
Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW
Đây là bệnh viện chuyên khoa lớn ở phía Nam đang được áp dụng những kỹ thuật số trong việc khám và điều trị các bệnh lý về răng miệng, qua đó mang lại hiệu quả cao và rút ngắn được thời gian điều trị bệnh của nhiều người.Với những người đang bị tình trạng ê buốt răng thì đây là địa chỉ thăm khám tốt nhất để có thể lựa chọn thăm khám. Chi phí khám bệnh tại bệnh viện có giá đối với người có BHYT khoảng 38.700 VNĐ/lượt khám. Bạn có thể đến bệnh viện Răng hàm mặt TW khám tại địa chỉ số 201A Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP.Hồ Chí Minh.
Cách phòng ngừa khi bị ê buốt răng
Ê buốt răng gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt và khả năng ăn uống hàng ngày của nhiều người. Do vậy để tình trạng này ko xảy ra thường xuyên, người bệnh nên chủ động thực hiện những biện pháp phòng ngừa như sau:
-
Vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ bằng cách đánh răng ít nhất từ 2 – 3 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kết hợp súc miệng bằng nước muối ấm để loại bỏ tình trạng răng bị ê buốt và ngăn ngừa sâu răng do những mảng bám còn sót lại trên răng hiệu quả.
-
Hạn chế việc ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều đường và tinh bột, đồ uống có gas,… khiến cho men răng bị suy yếu nghiêm trọng. Bổ sung những loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ và vitamin để răng luôn được chắc khỏe và loại bỏ được vi khuẩn gây hại.
-
Chủ động đến nha khoa để thăm khám định kỳ và phát hiện sớm được tình trạng về răng miệng từ đó có cách điều trị phù hợp.
Ê buốt răng khiến cho người bệnh luôn cảm thấy khó chịu và làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Do vậy, để tránh được tình trạng này, người bệnh nên tự cân bằng được việc ăn uống, vệ sinh khoa học đồng thời theo dõi sức khỏe răng miệng. Trên đây là toàn bộ những thông tin về tình trạng ê buốt răng, hy vọng có thể giúp bạn hiểu được phần nào về nguyên nhân cũng như cách điều trị phù hợp và tránh trường hợp tái phát trở lại.
-
-
-
-
Tin mới hơn
- Hé lộ những điều ít ai biết về chảy máu chân răng 03/11/2022
- Bật mí những tác dụng của tăm nước đối với sức khoẻ răng miệng 03/11/2022
- Cao răng có những tác hại gì? 03/11/2022
- Vệ sinh răng miệng ra sao khi niềng răng? 03/11/2022
- Giải đáp những thắc mắc về cạo cao răng (vôi răng) 03/11/2022
- Những lí do bạn nên dùng bàn chải kẽ răng khi niềng răng 03/11/2022
- Nguyên nhân, cách nhận biết và cách điều trị sâu răng 05/09/2022
- Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ung thư khoang miệng 04/09/2022
- Khô miệng vào ban đêm là do đâu? 04/09/2022
- Làm thế nào để chữa nhiệt miệng hiệu quả tại nhà? 04/09/2022