Khi bị sâu răng thì nên trám răng hay bọc răng sứ?
Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến, không chỉ gây đau đớn, ảnh hưởng đến chức năng ăn, nhai mà sâu răng còn gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Để khắc phục tình trạng này có hai kỹ thuật nha khoa thường được sử dụng, đó là trám răng và bọc răng sứ.
1. Kỹ thuật nha khoa bọc răng sứ
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng hiện đại của nha khoa hiện nay. Bằng cách mài đi lớp răng bên ngoài của răng cần phục hình thành những cùi trụ nhỏ, để nâng đỡ mão răng sứ bên trên. Bọc răng sứ sẽ nâng cao tính thẩm mỹ của răng và giúp bảo vệ răng thật bên trong, tránh những tác động của các bệnh lý răng miệng khác. Nếu răng sâu nặng, bác sĩ sẽ chữa tủy rồi mới bọc răng sứ để bảo vệ răng thật ở bên trong. Với răng cửa hoặc các răng dễ nhìn thấy bạn nên chọn loại răng toàn sứ để ngăn tình trạng đen viền nướu và thời gian sử dụng cũng dài hơn, đảm bảo quá trình ăn nhai thuận lợi.
Vấn đề răng sâu nặng có bọc sứ được không, nên bọc răng sứ hay nhổ răng sẽ còn tùy thuộc vào mức độ sâu răng như thế nào, tình trạng sâu có đủ điều kiện để phục hồi răng hay không vì nguyên tắc bảo tồn răng thật phải luôn được đặt lên hàng đầu, chỉ định nhổ răng là cách giải quyết cuổi cùng khi không thể giữ được răng gốc.
2. Kỹ thuật nha khoa trám răng
Trám răng là một thủ thuật nha khoa để điều trị răng sâu đã có từ lâu, bằng cách sử dụng những loại vật liệu nha khoa chuyên dụng như: Amalgam, Composite... để đắp một phần hoặc toàn phần vào vùng răng bị sâu răng... giúp lấy lại vẻ thẩm mỹ bên ngoài cho răng và ngừa bệnh lý tái phát. Hiện nay, vật liệu hay được lựa chọn để trám răng sâu là Composite. Vì Composite có màu rất giống với răng thật nên khó phát hiện, miếng trám lại chắc chắn, không dễ dàng bong tróc, cũng không ảnh hưởng đến cấu tạo của răng như các loại vật liệu khác. Trong khi Amalgam lại dễ làm đen bị răng và có thể gây dị ứng với khoang miệng.
3. Sâu răng nên bọc sứ hay trám răng?
Sâu răng là một loại bệnh lý về răng phổ biến nhất mà bất cứ ai cũng đều có nguy cơ mắc phải. Biểu hiện của răng sâu là có các vệt đen nhỏ li ti trên bề mặt răng, trong những vệt đen đó có chứa nhiều loại vi khuẩn gây sâu răng, chúng dần phát triển và xâm nhập vào cấu trúc răng bên trong của răng, cho đến khi răng bị hư và không giữ lại được.
Nguyên nhân chính của bệnh sâu răng là do chế độ ăn uống nhiều loại thức ăn chứa tinh bột và đường mà khi vệ sinh răng không thể làm sạch triệt để. Hiện nay, có 2 phương pháp phục hình răng sâu được nhiều khách hàng lựa chọn là trám răng và bọc răng sứ.
Bọc răng sứ hay là trám răng đều có chức năng giúp phục hình lại thân răng, điều trị răng sâu và tái tạo lại độ thẩm mỹ cho răng. Khi lựa chọn, thì bác sĩ sẽ xem xét tình trạng răng sâu của bạn sau khi nạo vết sâu thì thích hợp với phương pháp nào? Khi tình trạng sâu răng mới đang ở giai đoạn nhẹ, răng bị tổn thương ít, bác sĩ sẽ chỉ định trám lại lỗ sâu bằng phương pháp trám răng để ngăn không cho vi khuẩn tấn công vào răng.
Trám răng không phải là phương pháp tốt nhất để chấm dứt sâu răng, mà thực chất chỉ là phương pháp tạm thời để hạn chế sâu răng trong một thời gian ngắn. Một thời gian sau, miếng trám sẽ bị bong hoặc bị bung ra khỏi vị trí trám do va chạm hoặc do kích thích từ lực nhai hoặc axit từ thực phẩm... lúc này vi khuẩn sẽ lại có cơ hội tấn công vào các lỗ sâu cũ, tiếp tục gây bệnh cho răng. Vì thế, đối với các răng sâu sau khi đã chữa tủy và trám lại răng, răng giòn và dễ vỡ. Lúc này, các bác sĩ điều trị sẽ khuyên bệnh nhân nên bọc răng sứ để bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Đồng thời, kéo dài tuổi thọ của răng lâu hơn so với phương pháp trám răng.
Hiện nay, bọc răng sứ đang được coi là giải pháp tối ưu dành cho việc điều trị răng sâu, nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể thực hiện bọc răng sứ, vì khi nào phần răng sâu cần điều trị còn đầy đủ thân răng, tình trạng răng miệng khỏe mạnh thì mới đủ điều kiện để bọc răng sứ.
Để biết được tình trạng sâu răng của mình có phù hợp với phương pháp bọc răng sứ hay trám răng bạn nên trực tiếp đến địa chỉ nha khoa uy tín để các bác sĩ thăm khám, kiểm tra mức độ răng sâu của bạn là như thế nào, từ đó đưa ra giải pháp điều trị răng sâu phù hợp nhất.
Tin mới hơn
- Răng sứ được bọc theo quy trình như thế nào? 04/09/2022
- Sau khi bọc răng sứ liệu có tẩy trắng được? 04/09/2022
- Bọc răng sứ thẩm mỹ và những lưu ý cần biết 04/09/2022