Sau khi bọc răng sứ liệu có tẩy trắng được?
Tẩy trắng răng là phản ứng oxi hóa khử nhằm cắt đứt các chuỗi protein tạo màu giúp cho răng trắng sáng hơn. Tuy nhiên, thuốc tẩy trắng chỉ có tác dụng với mô răng thật. Bản chất răng sứ không có cấu tạo men ngà như răng thật, nên tây trắng trên răng sứ không có hiệu quả.
1. Bọc răng sứ là gì?
Bọc răng sứ là thay thế lớp men răng cũ bằng men răng nhân tạo, bao phủ toàn bộ và thực hiện chức năng của thân răng, mang đến cho răng một hình dạng mới, trắng sáng hơn. Răng sứ chính là những chiếc răng giả để thay thế cho răng đã mất đi, bị suy yếu chức năng hoặc có hình dạng không đẹp.
Những trường hợp cần bọc răng sứ bao gồm:
- Răng sâu bị nứt gãy, vỡ gây khó chịu cho việc ăn nhai và làm mất thẩm mỹ
- Răng bị suy yếu do sâu răng quá nặng
- Răng có bề mặt men bong tróc, nhiễm màu tetra, đổi màu
- Răng có hình dạng không đẹp
- Làm phục hình răng trên implant
Việc bọc răng hay làm chụp răng, đầu tiên là để đảm bảo tính toàn vẹn của hàm răng, đảm bảo chức năng ăn nhai, sau mới đến tính thẩm mỹ. Hiện nay, việc mài răng để làm bọc răng sứ thẩm mỹ là một trong những phương pháp phục hình thẩm mỹ được nhiều người lựa chọn vì nhiều lý do.
Bọc răng sứ đòi hỏi răng thật phải được mài đi khoảng 1-1.5mm mỗi mặt để tạo khoảng cho chụp răng trùm ra bên ngoài răng thật. Việc mài răng thật có thể gây ra những hệ lụy như: Ê buốt răng lâu dài ảnh hưởng đến ăn nhai, tổ chức tủy răng bị kích thích dẫn đến viêm tủy, tủy chết, nhiễm trùng ở đỉnh của chân răng và răng phải chữa tủy. Do đó, mài răng thật khỏe mạnh để làm răng sứ hoàn toàn vì lý do thẩm mỹ thì nên cân nhắc lại.
2. Phương pháp tẩy trắng răng là gì?
Tẩy trắng răng là phương pháp làm màu sắc răng cải thiện khi răng bị ố vàng, xỉn màu, đem lại hàm răng trắng sáng và nụ cười tự tin. Việc tẩy trắng trăng được thực hiện bằng cách sử dụng thuốc tẩy trắng kết hợp với ánh sáng hóa học của đèn chiếu để tạo ra phản ứng làm răng trắng lên 1-2 tông màu so với ban đầu.
Tẩy trắng răng là phản ứng oxi hóa khử nhằm cắt đứt các chuỗi protein tạo màu giúp cho răng trắng sáng hơn. Thuốc được sử dụng để tẩy trắng có nồng độ peroxide mạnh hơn rất nhiều khoảng 35%, thuốc sẽ được kích hoạt bằng đèn laser chỉ sau 60 phút. Vì thuốc có nồng độ cao nên tránh tiếp xúc trực tiếp với nướu vì sẽ làm bỏng nướu. Do đó, quá trình tẩy trắng cần được tiến hành tại cơ sở nha khoa.
Ngoài ra, tẩy trắng răng có thể thực hiện tại nhà. Tẩy trắng răng tại nhà sẽ sử dụng thuốc tẩy trắng răng và máng tẩy. Thuốc được sử dụng có nồng độ peroxide từ 10%-15%. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng của bạn và ép thành một bộ máng tẩy bằng nhựa. Sau đó bác sĩ sẽ hướng dẫn cách tra thuốc vào máng tẩy và cần đeo máng từ 2-3 giờ đồng hồ mỗi ngày. Sau khoảng 2-3 ngày răng sẽ trắng dần lên. Để duy trì màu răng được lâu dài thì nên mang máng trong một tuần để màu răng được ổn định.
3. Bọc răng sứ rồi có được tẩy trắng không?
Thuốc tẩy trắng chỉ có tác dụng đối với mô răng thật, do đó việc tẩy trắng răng sứ là không cần thiết vì nó không đem lại hiệu quả. Việc tẩy trắng răng chỉ có hiện quả đối với những người có men răng không quá xỉn màu hoặc chỉ bị nhiễm kháng sinh nhẹ. Trong trường hợp men răng quá vàng hoặc bị nhiễm kháng sinh nặng thì kết quả của việc tẩy trắng cũng không cao, thậm chí không có sự thay đổi.
Hơn nữa, răng sứ về cơ bản được chế tạo từ khối sứ nguyên chất, bản chất của sứ là không bị nhiễm màu, đặc biệt là màu của thực phẩm. Do đó, nếu có biện pháp chăm sóc răng tốt thì răng sứ sẽ luôn duy trì được độ sáng và bóng như ban đầu. Vì vậy, sau khi bọc răng sứ, để giữ cho màu sắc cũng như độ bền của mão sứ được lâu dài, cần thực hiện những biện pháp vệ sinh răng miệng khoa học như:
- Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm
- Chải răng 2 lần/ngày
- Súc miệng bằng nước muối hoặc súc miệng hằng ngày, nhất là sau khi ăn.
- Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng
- Hạn chế sử dụng thực ăn cứng, dai và có chứa phẩm màu.
- Kiểm tra tình trạng răng sứ, và sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần.
Trong trường hợp, răng sứ bị ố vàng ngả màu có thể do biện pháp vệ sinh răng miệng không đúng cách dẫn tới vôi răng mảng bám đóng vào. Để khắc phục tình trạng răng bọc sứ bị xuống màu, cần đến cơ sở nha khoa để thực hiện vệ sinh răng sứ, cạo sạch vôi răng và đánh bóng lại răng sứ sẽ trắng sáng hơn.
Tóm lại, việc tẩy trắng răng bọc sứ là việc làm không cần thiết và không đem lại hiệu quả, do thuốc tẩy trắng chỉ có tác dụng đối với mô răng thật. Hơn nữa, răng sứ là khối sứ nguyên chất, bản chất của sứ là không nhiễm màu. Vì vậy, để răng bọc sứ luôn chắc khỏe và bền màu cần thực hiện vệ sinh răng miệng khoa học, và thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần.
Tin mới hơn
- Khi bị sâu răng thì nên trám răng hay bọc răng sứ? 06/09/2022
- Răng sứ được bọc theo quy trình như thế nào? 04/09/2022
- Bọc răng sứ thẩm mỹ và những lưu ý cần biết 04/09/2022