6.2 Quá trình chăm sóc răng miệng khi niềng
Chăm sóc răng miệng khi niềng đúng cách sẽ giúp rút ngắn thời gian niềng răng mắc cài sứ. Khi ăn uống và vệ sinh răng miệng nếu không tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ thì có thể sẽ khiến mắc cài bị bung, mất thời gian gắn lại và niềng lâu hơn.
Bên cạnh đó, chăm sóc răng miệng không tốt có thể khiến bạn mắc bệnh lý răng miệng trong thời gian niềng, dẫn đến việc phải điều trị bệnh lý, kéo dài thời gian niềng.
7. Quy trình niềng răng mắc cài sứ
Quy trình niềng răng mắc cài sứ không quá phức tạp, bao gồm 6 bước chính. Mỗi bước thực hiện sẽ yêu cầu số lần thăm khám nha khoa khác nhau.
Bước 1: Thăm khám và chụp phim
Bước đầu tiên chính là kiểm tra tổng thể tình trạng răng miệng của bạn. Sau đó tiến hành chụp X-quang răng hàm mặt. Đồng thời, bác sĩ sẽ đưa ra những nhận định ban đầu về lộ trình niềng của bạn và tư vấn cho bạn về quy trình chỉnh nha.
Bước 2: Phân tích tình trạng khiếm khuyết của răng và lên phác đồ điều trị
Sau khi hoàn tất bước đầu tiên, nha sĩ sẽ phân tích đặc điểm răng và mức độ khiếm khuyết của hàm răng. Tiếp theo là vạch ra một phác đồ điều trị cụ thể. Dựa trên phác đồ này, bạn sẽ nắm được dự tính thời gian niềng, các giai đoạn niềng và hiệu quả sau khi thực hiện niềng.
Bước 3: Lấy mẫu dấu răng và chế tác mắc cài
Để khí cụ niềng khớp với răng thì bác sĩ sẽ lấy dấu mẫu răng của bạn trước. Sau đó tạo ra bản sao của hàm răng để nghiên cứu và phân tích, phục vụ việc thiết kế mắc cài. Không chỉ vậy, bản sao này còn có công dụng để đối chiếu trước và sau khi niềng.
Bước 4: Tiến hành gắn mắc cài
Trước khi gắn khí cụ niềng thì bác sĩ sẽ vệ sinh kỹ khoang miệng của bạn. Sau đó cố định mắc cài lên răng bằng keo dán nha khoa. Việc gắn mắc cài được thực hiện rất tỉ mỉ, cẩn thận nên có thể sẽ kéo dài tới 2 tiếng.
Bước 5: Chỉnh nha định kỳ
Sau khi gắn khí cụ niềng, bạn cần tới nha khoa theo đúng lịch hẹn của bác sỹ để tăng lực siết và kiểm tra tình trạng niềng răng. Để hiệu quả niềng tốt thì bạn cần hợp tác chặt chẽ cùng nha sĩ ở bước này nhé.
Bước 6: Tháo khí cụ niềng răng sứ và nhận máng duy trì để đeo tại nhà
Bác sĩ sẽ tháo khí cụ niềng cho bạn khi xác nhận răng đã được dịch chuyển đúng vị trí. Tuy nhiên đây chưa phải kết thúc, bạn sẽ cần đeo máng duy trì thêm một thời gian nữa. Việc đeo hàm duy trì bao lâu thì sẽ do bác sĩ quyết định.
8. Cần lưu ý gì khi niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ là phương pháp điều trị lâu dài, mỗi giai đoạn của quá trình niềng đều cần được quan tâm. Ở giai đoạn trước khi niềng thì chúng ta cần tìm hiểu kỹ thông tin về nha khoa, phương pháp niềng, chất liệu mắc cài,..Giai đoạn trong khi niềng và sau khi niềng thì bạn phải chú trọng việc vệ sinh răng miệng và bảo vệ niềng răng. Cụ thể hơn ở phần tiếp theo:
8.1 Trước khi niềng
Tìm hiểu thông tin về niềng răng mắc cài sứ như giá cả, cơ sở niềng uy tín, chất liệu mắc cài,…Vì tính thẩm mỹ cao nên giá thành niềng răng mắc cài sứ cũng sẽ đắt hơn niềng mắc cài thông thường.
Do vậy bạn cần chuẩn bị ngân sách phù hợp. Ngoài ra thì lực kéo của mắc cài sự khiêm tốn hơn mắc cài kim loại một chút nên có thể thời gian niềng sẽ lâu hơn, do đó bạn nên cân nhắc trước khi lựa chọn.
8.2 Trong khi niềng
Mắc cài sứ có nhược điểm là dễ sứt, vỡ nên bạn phải hết sức nhẹ nhàng khi ăn uống và vệ sinh răng. Không được để răng va chạm mạnh với vật thể.
- Cẩn thận hơn trong ăn uống: Để giảm tác động ngoại lực lên khí cụ niềng thì bạn hãy ưu tiên sử dụng các món mềm, dễ nhai nhé! Ngoài ra đừng quên xắt nhỏ thức ăn để việc ăn nhai dễ dàng hơn, hạn chế tổn thương mắc cài.
- Chú trọng khi vệ sinh răng miệng: Khi chải răng bạn cần thực hiện nhẹ nhàng để mắc cài sứ không bị ảnh hưởng. Nên di chuyển bàn chải theo hướng xoay tròn nhẹ nhàng để lông bàn chải cọ đều bề mặt răng và len lỏi vào kẽ răng. Hãy làm sạch cả lưỡi và các vùng khác trong miệng bằng dụng cụ nạo lưỡi, nước súc miệng nữa nhé.
- Cẩn thận khi vận động mạnh: Nếu bạn tập luyện, chơi thể thao thì hãy hết sức thận trọng, không nên để xảy ra va chạm. Nên hạn chế các môn thể thao mạnh để đề phòng rủi ro.
8.3 Sau khi tháo mắc cài
Hãy nhớ rằng sau khi tháo mắc cài thì quá trình niềng răng của bạn vẫn chưa hoàn toàn kết thúc. Bạn hãy đeo hàm duy trì để răng không bị chạy lại. Việc đeo hàm duy trì đúng theo chỉ định của bác sĩ chính là cách để bạn giữ hiệu quả niềng được lâu dài.
Rất nhiều thông tin hữu ích đã được tổng hợp về chủ đề niềng răng mắc cài sứ là gì? Có nên niềng răng mắc cài sứ không? Niềng răng mắc cài sứ có đau không? Các loại mắc cài sứ được sử dụng hiện nay,…. Chúng tôi mong rằng đã giải đáp được những thắc mắc của bạn đọc. Chúc mọi người sớm có hàm răng đẹp!