Thế nào là trồng răng implant? Quy trình và chi phí ra sao?
Trồng răng Implant hay cấy ghép Implant là phương pháp phục hình răng đã mất do tai nạn, sâu vỡ răng hay bất kỳ nguyên nhân nào. Phương pháp điều trị này sẽ giúp người dùng đảm bảo chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ một cách lâu dài. Chi tiết về kỹ thuật nha khoa này, mời bạn đọc tham khảo chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.
Trồng răng Implant là phương pháp giúp phục hình răng rất phổ biến tại Việt Nam trong những năm gần đây. Răng Implant có thể thay thế được một hoặc nhiều răng, thậm chí là toàn hàm nếu sức khỏe của người bệnh đủ tốt.
Với việc sử dụng chân răng nhân tạo Implant để thay thế cho răng đã mất, phương pháp sẽ giúp hạn chế tình trạng tiêu xương hàm. Đồng thời giúp đảm bảo chức năng ăn nhai, thẩm mỹ tốt cho người bệnh.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp trồng răng khác nhau, chẳng hạn như: Làm hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ,... Tuy nhiên, cả 2 phương pháp này đều dẫn tới tình trạng tiêu xương. Do đó, cắm ghép Implant là phương pháp trồng răng có tính thẩm mỹ cao, không gây tiêu xương cũng như góp phần đảm bảo chức năng ăn nhai hoàn hảo.
Được biết, cấu tạo của một chiếc răng Implant sẽ bao gồm 2 phần chính, cụ thể:
- Trụ Implant: Đây là phần nằm trong xương hàm, đồng thời là phần chân răng nhân tạo được làm từ Titanium tương hợp sinh học cao. Chúng sẽ được đặt vào xương hàm ở vị trí răng mất và có chức năng tương tự như răng thật.
- Khớp nối Abutment và mão răng giả: Đây là phần nằm ngoài xương hàm, trong đó khớp nối Abutment là phần khớp nối giữa của trụ Implant với phần mão răng giả bên trên. Còn phần răng giả thường được làm bằng răng sứ. Chúng được gắn cố định bên trên với chức năng như răng thật.
Trường hợp nào nên và không nên thực hiện cấy ghép Implant?
Tuy là phương pháp phục hình tối ưu nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện cấy ghép implant. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng răng miệng mỗi người.
Trường hợp nên cấy ghép
Những trường hợp nên trồng răng Implant gồm có:
- Đối tượng bị mất một, nhiều hoặc toàn hàm răng đều có thể khôi phục bằng phương pháp cấy ghép Implant. Kỹ thuật này không yêu cầu người bệnh phải mài răng kế cận như phương pháp làm cầu răng sứ. Bên cạnh đó, chúng còn ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương một cách hiệu quả.
- Trường hợp bị sâu răng hay răng bị hư hỏng nặng, răng lung lay không thể phục hình răng sứ bằng các phương pháp khác. Trong tình huống này, bạn bắt buộc phải nhổ răng và cấy ghép Implant nếu muốn bảo tồn các mô xương tốt hơn.
- Những người bị mất răng, phải đeo hàm tháo lắp lâu năm nhưng cảm thấy bất tiện muốn đổi qua dùng cấy ghép Implant để ăn nhai cố định, chắc chắn hơn.
Trường hợp không nên
Về cơ bản, việc điều trị bằng phương pháp cắm trụ Implant cần sự hợp tác từ phía bệnh nhân và theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài những trường hợp nên cấy ghép Implant thì cũng có những đối tượng không nên thực hiện phương pháp này, chẳng hạn:- Với những bạn dưới 18 tuổi, lúc này tình trạng xương hàm còn đang phát triển thì việc can thiệp bằng phương pháp cấy ghép Implant sẽ tác động không tốt tới cấu trúc của răng sau này.
- Để thực hiện cấy ghép Implant, bác sĩ sẽ cần kê khai chỉ định người thực hiện sử dụng một số loại thuốc và điều này có thể ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Do đó, nếu bạn đang mang thai mà muốn thực hiện phương pháp này thì cần chờ tới khi em bé được 6 tháng tuổi mới đảm bảo an toàn.
- Những bệnh nhân bị dị dạng xương hàm nghiêm trọng không thể phục hồi sẽ không thể thực hiện kỹ thuật cấy ghép Implant.
- Trường hợp bị rối loạn tâm thần, không kiểm soát được hành vi của mình cũng không thể tiến hành phẫu thuật làm răng Implant.
- Bệnh nhân mắc bệnh lý mãn tính như tim mạch, tiểu đường, huyết áp,... Đối tượng mắc bệnh không kiểm soát như đái tháo đường, thiểu năng tuyến yên hoặc bệnh Paget,... cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Những bệnh nhân nghiện rượu nặng sẽ khiến cho trụ Implant không thể tích hợp nên tỷ lệ thất bại của ca phẫu thuật là rất cao.
Thời gian cấy ghép Implant mất bao lâu?
Thông thường, thời gian cấy ghép Implant sẽ mất khoảng 10 - 15 phút hoặc lâu hơn. Sau đó, bệnh nhân cần thời gian từ 1 - 3 tháng để trụ Implant có thể tương thích với xương hàm. Tiếp đó, bệnh nhân sẽ được hẹn lịch quay lại phòng khám để hoàn thành việc cấy ghép răng sứ. Quá trình trồng răng Implant và thời gian để thực hiện sẽ rơi vào 2 trường hợp như sau:
-
-
- Với bệnh nhân mới mất răng có đủ điều kiện về số lượng cũng như chất lượng xương hàm thì thời gian từ lúc đặt trụ Implant tới lúc phục hình răng sứ mất từ 4 - 6 tuần.
-
Với bệnh nhân mất răng lâu ngày và xương hàm bị tiêu nhiều, nướu bị teo, không đủ điều kiện về chất lượng cũng như số lượng giữ vững trụ Implant thì cần tiến hành ghép nướu, ghép xương hoặc nâng xoang trước. Do đó, thời gian cấy ghép Implant sẽ bị kéo dài hơn so với trường hợp bình thường khác.
Cấy ghép Implant có đau không?
Để có thể tiến hành trồng răng Implant, các bác sĩ phải cấy ghép trụ Implant trực tiếp vào xương hàm để thay thế phần chân răng đã mất. Thời gian thực hiện kỹ thuật này sẽ mất khoảng 10 - 15 phút cho 1 trụ Implant. Vậy cấy ghép Implant có đau không?Trước khi tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê vùng lân cận vị trí cấy ghép trụ Implant và vùng ngoài má. Liều lượng, thời gian gây tê sẽ được bác sĩ tính toán trong từng trường hợp cụ thể. Do đó, bệnh nhân hoàn toàn không có cảm giác đau đớn trong suốt quá trình thực hiện điều trị.Tuy nhiên, sau khi hết thuốc tê, bạn sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội. Mặc dù vậy bạn cũng không nên quá lo lắng, bởi các bác sĩ đã kê đơn thuốc giảm đau và một số loại thuốc khác để bạn cảm thấy thoải mái hơn sau khi thực hiện.
Quy trình trồng răng Implant
Quy trình trồng răng Implant sẽ được thực hiện theo từng tình trạng răng miệng cụ thể của bệnh nhân. Tại mỗi nha khoa, quy trình thực hiện cũng có sự thay đổi ít nhiều, tuy nhiên bạn có thể tham khảo theo các bước cụ thể dưới đây:Thăm khám, tư vấnKhi bạn có nhu cầu phục hình răng Implant thì nên tới trực tiếp cơ sở nha khoa để được thăm khám. Việc đánh giá một chiếc răng nên giữ lại, nhổ hay thay thế bằng Implant sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương của chiếc răng cũng như mục đích giữ gìn, bảo tồn các răng thật còn lại.Chụp phim, chụp CT Scanner 3DĐể xác định chính xác tình trạng răng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ cần chụp toàn cảnh và cắt lớp để kiểm tra chiều rộng, chiều cao của xương hàm. Tiếp đó, bác sĩ sẽ lên kế hoạch, chọn kích thước Implant phù hợp. Trong trường hợp thiếu xương, bác sĩ sẽ chỉ định cấy ghép thêm xương trước khi đặt trụ Implant.Gây têBạn sẽ được gây tê tại vùng cần cấy ghép Implant để không có cảm giác đau đớn hay khó chịu trong lúc thực hiện. Nếu phải cấy ghép hàng loạt, bệnh nhân cần được cấy ghép tại bệnh viện lớn và không phải làm từng đợt vài trị để đảm bảo an toàn và hạn chế việc đi lại, đau đớn kéo dài. Trước khi gây tê toàn thân, bệnh nhân sẽ được tiến hành các xét nghiệm tổng thể để đảm bảo độ an toàn tuyệt đối.Tiến hành phẫu thuật trồng răng ImplantĐầu tiên, bác sĩ sẽ lật vạt, bóc tách niêm mạc để lộ xương. Sau đó khoan xương theo kích thước đã được lên kế hoạch sẵn, tiến hành đưa Implant vào đúng vị trí và đóng vạt lại. Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp không cần tạo vạt và điều này tùy thuộc vào nhận định của bác sĩ.Tái khám sau phẫu thuậtQuá trình phẫu thuật cấy ghép Implant cho 1 trụ chỉ mất khoảng 10 phút (không tính khâu chuẩn bị vô trùng). Sau khi thực hiện xong, bệnh nhân sẽ được hẹn tái khám định kỳ sau 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng,... để kiểm tra tình trạng tương thích giữ trụ răng với nướu và xương hàm.Phục hình răng sứ trên trụ ImplantNhiều người bệnh thường nôn nóng muốn có răng ngay, tuy nhiên bạn cần phải chờ thêm thời gian để trụ Implant tương thích với xương hàm sau khi cấy ghép. Điều này cũng giúp đảm bảo kết quả trồng răng mang tính lâu dài cho bệnh nhân. Sau khoảng 3 tháng, bạn sẽ được gắn răng sứ trên trụ Implant.
Trồng răng Implant giá bao nhiêu?
Trồng răng Implant giá bao nhiêu sẽ phụ thuộc nhiều vào cấu tạo của răng Implant và địa chỉ nha khoa mà bạn lựa chọn thực hiện. Một bảng giá cấy ghép răng Implant tại các đơn vị nha khoa thông thường sẽ bao gồm 1 bảng giá báo trụ cắm răng Implant và 1 bảng báo giá loại mão răng sứ để kết hợp phục hình Implant.Tùy vào kỹ thuật cấy ghép cũng như các yếu tố khác mà khách hàng sẽ có những báo giá khác nhau. Theo đó, các bạn có thể tham khảo bảng giá thực hiện tại một số nha khoa hàng đầu hiện nay như sau:
Bảng giá trụ răng Implant | ||
Loại hình dịch vụ | Đơn vị | Chi phí (VND) |
Trụ Implant Korea (Dentinum) | 1 trụ | 16.000.000 |
Trụ Implant Pháp, Đức, Mỹ loại 1 | 1 trụ | 24.000.000 |
Trụ Implant mini với khả năng tăng cường giữ hàm giả | 1 trụ | 10.000.000 |
Trụ Implant SIC Thụy Sĩ | 1 trụ | 30.000.000 |
Gắn trụ Implant Straumann SLA Thụy Sĩ | 1 trụ | 30.000.000 |
Gắn trụ Implant Straumann SLA Active Thụy Sĩ | 1 trụ | 35.000.000 |
Bảng giá mão răng sứ khi lắp trụ Implant | ||
Dịch vụ | Đơn vị | Đơn giá (VND) |
Mão sứ Titan | 1 răng | 3.500.000 |
Răng sứ Venus | 1 răng | 5.500.000 |
Mão Sứ Roland | 1 răng | 7.000.000 |
Mão toàn sứ Emax Zic | 1 răng | 8.000.000 |
Mão sứ Cercon | 1 răng | 8.000.000 |
Mão sứ Cercon HT – Emax Press | 1 răng | 9.000.000 |
Răng toàn sứ Lava Plus - 3M ESPE | 1 răng | 10.000.000 |
Nhìn chung, mức giá cấy ghép Implant trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác chi phí cụ thể bạn phải chi trả cho tình trạng răng miệng của mình hãy tới trực tiếp nha khoa để được thăm khám và trao đổi cụ thể với bác sĩ.Cấy ghép Implant là ca tiểu phẫu được áp dụng các công nghệ và thiết bị hiện đại, do đó không gây nguy hiểm. Tuy nhiên chúng vẫn có thể xảy ra những biến chứng nếu cách chăm sóc răng sau khi trồng Implant không đúng cách hoặc do lựa chọn địa chỉ phục hình không uy tín. Dưới đây là một số ảnh hưởng có thể gặp sau khi làm răng Implant:
-
-
-
- Nhiễm trùng: Sau khi cấy ghép răng Implant mà tình trạng sưng đau, chảy máu kéo dài không được xử lý thì có thể dẫn tới nhiễm trùng răng miệng.
- Trụ Implant đào thải: Trường hợp trụ Implant cắm không chắc chắn, sau một thời gian sẽ bị đẩy lên, bật khỏi xương.
- Gãy trụ chân răng: Dù khá hiếm gặp nhưng không phải không xảy ra nếu bác sĩ cắm sai vị trí hoặc hướng cắm bị lệch.
-
-
Tin mới hơn
- Quy trình trồng răng implant bạn nên biết 05/09/2022
- Nên hay không nên trồng răng nanh? 05/09/2022