Nên hay không nên trồng răng nanh?
Hiện nay, có nhiều người lựa chọn trồng răng nanh giả, vì mục đích cải thiện thẩm mỹ hoặc phục hồi chức năng nhai thức ăn. Trong đó, có 4 phương pháp nổi trội được nhiều người cân nhắc. Từng ưu và khuyết điểm của mỗi giải pháp sẽ được chia sẻ qua bài viết dưới đây.
1. Răng nanh nằm ở vị trí nào?
Người trưởng thành có tổng cộng 32 chiếc răng, nếu mọc đủ cả 4 chiếc răng khôn ở hàm trên và hàm dưới. Trong đó bao gồm 8 chiếc răng cửa, 4 răng nanh, 8 răng cối nhỏ và 12 răng cối lớn.
Răng nanh là răng số 3, tính từ răng cửa vào. Nó nằm giữa răng hàm và răng cửa, thường có hình dáng dài và sắc nhọn hơn so với những chiếc răng khác. Trong trường hợp chiếc răng này mọc không thẳng hàng, mọc lệch lên phía trên, cao hơn những chiếc răng khác thì được gọi là răng khểnh. Như vậy có thể thấy, răng nanh và răng khểnh có bản chất và chức năng giống nhau.
Nằm ở vị trí khá quan trọng, răng nanh đóng nhiệm vụ chính là cắn xé và nhai thức ăn. Bên cạnh đó, răng nanh còn có tác dụng giữ cân bằng, sự chắc chắn của cả hàm răng nhờ vào phần chân răng dài, vững chắc. Đây cũng chính là lý do răng nanh được đánh giá là chiếc răng khỏe nhất trên cung hàm.
2. Hậu quả nguy hiểm nếu mất răng nanh
Thiếu mất răng nanh nhưng không được trồng lại kịp thời sẽ gây ra những hệ quả tai hại như sau:
- Làm suy giảm chức năng nhai thức ăn: Khi bị đau răng nanh, vai trò cắn xé và nhai thức ăn sẽ được đẩy sang cho răng cửa và răng tiền hàm. Nếu hoạt động sai chức năng trong thời gian dài, những chiếc răng này sẽ bị suy yếu dần, dần gây ảnh hưởng đến cả hàm răng.
- Mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày: Mất răng nanh gây tự ti, khiến người bệnh không dám trò chuyện hay cười nói với những người xung quanh.
- Ảnh hưởng đến khả năng phát âm: Khi thiếu răng nanh, một số phát âm sẽ không được đảm bảo.
- Tăng khả năng gặp vấn đề về bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu, tụt nướu,... Nguyên nhân là do khoảng trống để lại khi răng nanh bị mất đi, trở thành nơi thức ăn kẹt lại, vi khuẩn phát triển, gây ảnh hưởng đến những chiếc răng bên cạnh.
- Tiêu xương răng, đẩy nhanh quá trình lão hóa: Khi không có chân răng tác động, xương hàm sẽ nhanh chóng tiêu biến dần. Trong vòng 2 năm đầu tiên, khuôn mặt chưa thực sự chịu sự thay đổi đáng kể do mất răng nanh. Tuy nhiên, chỉ sau đó một thời gian, phần nướu sẽ tụt xuống, kéo theo việc các răng bên cạnh nghiêng đi, khiến khuôn mặt bị lão hóa với tốc độ rất nhanh.
3. Trường hợp nào cần trồng răng nanh?
Với chức năng quan trọng, răng nanh là một trong những thành phần không thể thiếu trên cung hàm. Dưới đây là những trường hợp sẽ được chỉ định trồng răng nanh giả:
- Răng nanh bị sâu, bị mất (do chấn thương, tai nạn,...) cần được trồng lại một chiếc răng nanh giả để thay thế vào đúng vị trí này. Khi đó, trồng răng nanh để đảm bảo chức năng nhai và thẩm mỹ cho người bệnh.
- Mắc bệnh lý về răng miệng như: đau răng nanh, răng nanh bị sâu, vỡ răng, mẻ răng, đứt gãy...
- Răng không có thương tổn, khiếm khuyết nhưng bệnh nhân muốn nâng cao tính thẩm mỹ nên lựa chọn dịch vụ trồng răng nanh giả.
4. Các kỹ thuật trồng răng nanh giả hiệu quả hiện nay
Hiện nay, có 3 phương pháp trồng răng nanh giả được tin dùng nhất. Đó là: hàm giả tháo lắp, trồng răng implant và làm cầu răng sứ. Mỗi kỹ thuật lại có ưu và nhược điểm cũng như giá thành khác nhau.
- Hàm giả tháo lắp
Là phương pháp trồng răng truyền thống, có từ lâu đời. Những bệnh nhân không muốn hoặc không đáp ứng điều kiện để thực hiện các phương pháp khác sẽ lựa chọn giải pháp này. Bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra tình trạng phần răng nanh bị mất. Tiếp theo, bác sĩ tiến hành lấy dấu răng, gửi thông số để chế tạo răng giả thay thế.
Răng giả thường được làm từ nhựa hoặc Composite, cần 5 đến 7 ngày để thực hiện. Sau khi được bác sĩ gắn lên nướu răng, bệnh nhân có thể ăn uống như bình thường với lực nhai khoảng 30-40% so với răng bình thường. Ngoài ra, bệnh nhân có thể hoàn toàn chủ động tháo - lắp răng nanh giả tại nhà để vệ sinh mà không cần sự trợ giúp của nha sĩ. Thêm vào đó, khi làm răng giả tháo lắp, bệnh nhân không cần mài răng, răng mới cũng không xâm lấn đến các răng xung quanh. Với thời gian sử dụng từ 5-7 năm, hàm giả tháo lắp là phương pháp trồng răng nanh có chi phí thấp nhất.
- Phục hình răng sứ
Trong trường hợp chân răng vẫn còn, bác sĩ sẽ thường chỉ định bệnh nhân phục hình răng sứ. Đầu tiên, nha sĩ sẽ mài răng, tiến hành lấy dấu hàm. Sau đó thiết kế một mẫu răng sứ mới để gắn lên phía trên. Phương pháp này đảm bảo được tính thẩm mỹ và an toàn. Răng sứ có vẻ bề ngoài giống y hệt răng thật. Tuổi thọ của răng sứ khá dài, nằm trong khoảng từ 5-25 năm. Tuy giá thành khá cao, nhiều người vẫn lựa chọn làm răng sứ thay thế vì những lợi ích mà nó mang lại.
- Làm cầu răng sứ
Khác với phục hình răng sứ, làm cầu răng sứ có các bước thực hiện khác. Để bắt đầu, bác sĩ sẽ mài hai chiếc răng liền kề phần răng nanh đã mất để làm trụ nâng đỡ. Tiếp theo là gắn cầu răng sứ bằng răng sứ kim loại hoặc sứ hoàn toàn lên phía trên. Là phương pháp phục hình cố định, làm cầu răng sứ giúp bệnh nhân đạt được lực nhai khoảng 60% - 70% răng tự nhiên.
Làm cầu răng sứ ngăn chặn được tình trạng xô lệch răng nhưng có hạn chế là cần mài răng thật để tạo trụ và không hạn chế được hiện tượng tiêu xương hàm. Đổi lại, phương pháp này có giá thành hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người và sử dụng được trong vòng 5-7 năm hoặc lâu hơn nữa.
- Trồng răng implant
Trong tất cả các phương pháp làm răng nanh giả, trồng răng implant là giải pháp hiện đại và hiệu quả nhất. Theo đó, bác sĩ sẽ gắn trực tiếp trụ Implant với chất liệu Titanium vào trong xương hàm tại chỗ răng bị mất sau đó gắn răng sứ lên trên. Nhờ đó, người bệnh không cần mài răng, không gây ảnh hưởng xấu đến những chiếc răng bên cạnh. Tình trạng tiêu răng hàm hay xô lệch răng, làm lại răng sau một thời gian cũng không còn là điều cần lo lắng.
Thông thường, thời gian từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành trồng răng implant khá dài, từ 3-4 tháng. Đi kèm với chất lượng nổi trội, phương pháp này có chi phí cao hơn các phương pháp còn lại, đòi hỏi sự cân nhắc, suy nghĩ kỹ càng của bệnh nhân. Bên cạnh đó, chất lượng răng còn phụ thuộc vào trình độ của bác sĩ thực hiện, chất lượng của Implant được cấy ghép và một số yếu tố khác.